Một số lưu ý khi chọn mua nước cất
Nước cất, nước cất 1 lần, nước cất 2 lần cho thí nghiệm cần phải đạt được những tiêu chuẩn vô cùng chặt chẽ, nghiêm ngặt. Vậy tiêu chuẩn này là gì?
Menu
1. Trong phòng thí nghiệm nước cất được sử dụng làm gì?
· Trong các phòng thí nghiệm kỹ thuật hóa học, hóa sinh: nước cất được sử dụng để hòa tan các chất, pha chế, chuẩn hóa nồng độ dung dịch trong các phản ứng hóa học cần độ chính xác cao, phản ứng PCR,….
· Ngoài ra, người ta còn sử dụng nước cất để rửa dụng cụ thí nghiệm, loại bỏ hóa chất còn sót lại, bảo đảm kết quả, tính an toàn trong những lần thí nghiệm sau, tránh những phản ứng phụ đáng tiếc xảy ra.
2.Tiêu chuẩn nước cất, nước cất 1 lần, nước cất 2 lần cho thí nghiệm
Để đảm bảo kết quả thí nghiệm không bị sai lệch, thì nguồn nước cất được sử dụng để pha chế, chuẩn hóa nồng độ dung dịch, tráng rửa dụng cụ thí nghiệm phải là nguồn nước cất chất lượng, cực kì tinh khiết và đạt tiêu chuẩn TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987). Theo đó nước cất trong phòng thí nghiệm bao gồm nước cất lần 1, lần 2, lần 3; mỗi một loại nước cất sẽ cần phải đạt được những tiêu chuẩn riêng. Cụ thể:
· Nước cất loại 1 cho thí nghiệm: là loại nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần nữa và không có chứa chất nhiễm bẩn nào, không chứa keo ion, hữu cơ hoặc bất kì chất vô cơ nào.
· Nước cất loại 2: là nước cất một lần được chưng cất thêm lần nữa. Nước cất loại này có chứa rất ít chất nhiễm bẩn (vô cơ, hữu cơ, keo ion). Loại nước cất này khá phù hợp với những thí nghiệm có độ nhậy cao, bao gồm cả quang phổ hấp thụ nguyên tử – AAS và thí nghiệm xác định thành phần ở lượng vết.
· Nước cất loại 3: là nước được chưng cất 1 lần và được sử dụng cho các thí nghiệm phân tích thông thường.
3. Nên mua nước cất cho thí nghiệm ở đâu?
Công ty TNHH Công nghệ môi trường và tự động hóa Minh Tân là đơn vị chuyên cung cấp nguồn nước cất cho các phòng thí nghiệm, bệnh viện, khu công nghiệp…
· Nước cất Minh Tân được sản xuất theo dây truyền công nghệ khép kín của Hòa Kì, Nhật Bản.
· Nguồn nước cất tại đây trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua quá trình kiểm tra, đóng gói, bảo quản cực kì nghiêm ngặt.
· Nguồn nước cất vô cùng tinh khiết, không chứa bất kì tạp chất vô cơ hay hữu cơ nào, nên Quý khách hàng hoàn toàn có thế sử dụng để phục vụ công việc nghiên cứu của mình.
Chất lượng nước cất Minh Tân hoàn toàn thỏa mãn mọi tiêu chuẩn quy định tại TCVN 4851 -89 (ISO 3696-1987) dành cho các phòng các phòng thí nghiệm.Cụ thể:
Các chỉ tiêu kĩ thuật của nước cất 1 lần cho thí nghiệm
– Hàm lượng cặn SiO2……………….. ≤ 1 mg/l
– Amoniac và muối Amoniac (NH4)… ≤ 0.05 mg/l
– Sunfat (SO4)………………………… ≤ 1 mg/l
– Clrua (Cl)…………………………… ≤ 1 mg/l
– Sắt (Fe)……………………………… ≤ 0.03 mg/l
– Đồng (Cu)…………………………… ≤ 0.001 mg/l
– Nhôm (Al)………………………….. ≤ 0.01 mg/l
– Độ cứng (Ca + Mg)………………… ≤ 2 mg/l
– pH:………………………………….. 5.5 – 6.5
– Độ dẫn điện riêng………………….. ≤ 2 µS/cm
– Tổng chất rắn hòa tan (TDS)……… ≤ 1 ppm
Nước cất 1 lần có chất lượng tương đương với nước dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích loại 3 theo TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987)
Chỉ tiêu kỹ thuật nước cất 2 lần cho thí nghiệm:
– Hàm lượng cặn SiO2…………….. ≤ 0.02 mg/l
– Amoniac và muối amoni (NH4)… ≤ 0,00 mg/l
– Sunfat (SO4)…………………….. ≤ 0,4 mg/l
– Clrua (Cl)………………………… ≤ 0,02 mg/l
– Sắt (Fe)…………………………… ≤ 0,01 mg/l
– Đồng (Cu)………………………… ≤ 0,0001 mg/l
– Nhôm (Al)……………………….. ≤ 0,001 mg/l
– Độ cứng (Ca + Mg)……………… ≤ 0,00 mg/l
– pH:……………………………….. 5,5-6,5
– Độ dẫn điện riêng……………….. ≤ 1 µS/cm
– Tổng chất rắn hoà ta (TDS)…….. ≤ 0.5ppm
Nước cất 2 lần có chất lượng tương đương với nước dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích loại 2 theo TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987)
Thông tin chi tiết xin liên hệ : Công ty TNHH công nghệ môi trường và tự động hóa Minh Tân
Đc : Số 2 ngách 250/16 đường Kim Giang – Hoàng Mai – Hà Nội
Tel : 0435592807 Fax : 0435592806
Hotline : 0989606246 – 0986479895
Website: https://nuoccat.vn/