Công Thức Hóa Học Của Nước Cất | Tư Vấn Giải Đáp

Công thức hóa học của nước cất là gì? Tại sao nước cất có nhiều ứng dụng trong cuộc sống? Nước cất và nước tinh khiết có khác biệt gì không? Hãy cùng khám phá ngay cùng chúng tôi nhé.

Bản chất của nước cất là gì?

Nước cất là gì? Công thức hóa học của nước cất là gì? Đây có phải là những điều đang khiến bạn thắc mắc? Nước cất hay còn gọi là nước nguyên chất, là loại nước được sản xuất theo phương pháp chưng cất đun sôi nước. Nước cất là loại nước không chứa tạp chất hay các chất vi khuẩn, virus độc hại. Do đó, nước cất rất an toàn và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

Bản chất của nước cất là gì?

Công thức hóa học của nước cất thực chất là công thức hóa học của nước thông thường. Về bản chất, đây vẫn là loại nước tinh khiết với công thức hóa học nước cất là H2O. Trong đó, cứu 2 nguyên tử Hydro kết hợp với 1 nguyên tử Oxi thì tạo thành một phân tử nước.

Nước cất có tính chất vật lý tương tự với nước thông thường. Nước cất ở trạng thái lỏng, không màu, không vị, không mùi. Nước cất sôi ở 100 độ C và hóa rắn ở 0 độ C. Nước cất có khả năng dẫn nhiệt tốt. Tuy nhiên, một tính chất khác so với nước thông thường đó là nước cất không dẫn điện bởi là nước nguyên chất không có muối tan.

Công thức hóa học của nước cất

Công thức hóa học của nước cất không có gì bất ngờ ngoài H2O. Tuy nhiên, do là nước nguyên bản nên trong nước cất không chứa bất kỳ tạp chất nào. Nước cất có những tính chất hóa học riêng. Dưới đây là các tính chất hóa học của nước cất:

Công thức hóa học của nước cất

Nước cất tác dụng với kim loại

Nước cất tác dụng với các kim loại có tính kiềm mạnh tạo thành dung dịch Bazơ. Công thức hóa học của nước cất tác dụng với các kim loại này được biểu thị bằng phương trình:

H2O + Kim loại → Bazơ + H2↑

Các kim loại có tính kiềm mạnh như: Kali (K), Natri (Na), Canxi (Ca)… tác dụng với nước cất tạo nên Bazơ và khí H2.

Nước cất và oxit bazơ

Đây là phản ứng hóa học xảy ra tạo thành Bazơ. Công thức hóa học của nước cất tác dụng Oxit Bazơ.

H2O + Oxit bazơ→ Bazơ

Oxit Bazơ là oxit của kim loại tương với một bazơ. Một số loại Oxit Bazơ phổ biến như: CaO, CuO, Fe2O3, Na2O…

Nước cất tác dụng với Oxit Axit

Nước cất tác dụng với oxit axit tương tự nước thông thường

Oxit Axit là oxit của phi kim tương ứng với axit đó. Nước cất tác dụng với Oxit Axit tạo thành Axit tương ứng. Công thức hóa học của nước cất tác dụng với Oxit Axit được biểu hiện bằng phương trình:

H2O + Oxit Axit -> dung dịch Axit

Một số Oxit Axit mạnh phổ biến là: CO2, SO2, SO3,…

Nước cất rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế…

Nước cất có uống được không?

Trên đây là công thức hóa học nước cất và các tính chất lý, hóa của nước cất. Có thể thấy, về cơ bản, nước cất có rất nhiều tính chất lý hóa tương tự như nước thông thường. Chỉ có điều nước cất không dẫn điện bởi không chứa tạp chất. Vậy loại nước cất công thức hóa học H2O này có thể uống được như nước thông thường.

Nhiều người nghi ngờ về khả năng sử dụng nước cất như một loại nước để uống trực tiếp. Trên thực tế, do đây là loại nước đã được lọc sạch và thu được sau khi chưng cất và làm lạnh ngưng tụ hơi nước. Bởi vậy nước cất rất sạch, uống được và rất an toàn.

Nước cất uống được trực tiếp

Dù vậy, đây vẫn là loại nước được các chuyên gia khuyến cáo không nên uống thay thế nước hằng ngày. Do trong nước cất không chứa các khoáng chất nên sử dụng lâu ngày rất dễ gây thiếu khoáng cho cơ thể. Để đảm bảo dinh dưỡng, và sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể thì việc sử dụng nước uống bình thường là điều cần thiết. Không nên lạm dụng nước cất cho việc ăn uống mỗi ngày.

Ưu nhược điểm của nước cất

Như tìm hiểu ở trên bạn có thể thấy công thức hóa học của nước cất tương tự như nước thông thường. Tuy nhiên, nước cất có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Hãy cùng khám phá ngay các ưu nhược điểm của nước cất là gì nhé.

Ưu điểm của nước cất

Nước cất là loại nước sạch và có thể sử dụng để uống trực tiếp. Đây là một trong những ưu điểm của nước cất. Nước cất có thể được sử dụng để rửa, vệ sinh các dụng cụ y tế, rửa vết thương. Dùng nước cất để rửa các thiết bị cần độ chính xác cao như máy CNC, máy tiện, kính ô tô… để không bị trầy xước.

Để đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch và an toàn cho các thí nghiệm, sử dụng nước cất là điều rất quan trọng. Trong các phòng thí nghiệm cần độ chính xác cao, các nghiên cứu… cần sử dụng nước cất để rửa dụng cụ thí nghiệm hoặc để làm dung môi. Nước cất đóng vai trò quan trọng giúp làm tăng hiệu quả của thí nghiệm, giảm các phản ứng phụ gây ảnh hưởng đến kết quả.

Bên cạnh đó, nước cất được chưng cất đảm bảo chất lượng phải được bảo quản kỹ lưỡng. Nước cất có vai trò lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau và cần thiết cho cuộc sống.

Nước cất có nhiều ứng dụng quan trọng

Nhược điểm của nước cất

Dù có nhiều ưu điểm nhưng nước cất cũng có những hạn chế riêng. Nước cất được sản xuất cần đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt. Việc sản xuất nước cất dù theo phương thức công nghiệp với các máy móc hiện đại thì sản lượng cũng có phần hạn chế.

Nước cất không được khuyến khích sử dụng thấy thế nước uống hằng ngày do đã bị loại bỏ hết khoáng chất. Bởi vậy, chúng chỉ được sử dụng như một công cụ đáp ứng cho các lĩnh vực khác nhau chứ không được ứng dụng cho việc uống hằng ngày.

Ngoài ra, giá của nước cất cũng có phần cao hơn so với loại nước thông thường. Do chúng được sản xuất bằng cách thức cầu kỳ hơn.

Nước cất và nước tinh khiết loại nào tốt hơn?

Công thức hóa học của nước cất và nước tinh khiết là giống nhau, đều là H2O. Nước cất khác nước tinh khiết ở phương thức sản xuất. Trong khi nước cất dùng phương pháp chưng cất để thu được thì nước tinh khiết được xử lý qua bộ lọc nước RO chuyên dụng.

Đơn vị sản xuất nước cất và nước tinh khiết

Nước tinh khiết được loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, các chất độc hại được thường được sử dụng để dùng trong sinh hoạt. Có thể thấy rằng, nước tinh khiết là loại nước dễ dàng sản xuất hơn so với nước cất. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy được tích hợp công nghệ lọc RO kết hợp với lõi tạo khoáng, tạo vị ngọt cho nước. Do đó sử dụng nước tinh khiết vẫn được rất nhiều người ưa chuộng.

Nên sử dụng nước tinh khiết để ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Sử dụng nước cất để dùng cho ứng dụng trong các lĩnh vực cuộc sống sẽ tốt hơn.

Trên đây là giải đáp về công thức hóa học của nước cất và những điều thắc mắc xoay quanh nước cất. Hy vọng bạn có thể lựa chọn sử dụng loại nước phù hợp nhất.

CÔNG TY TNHH CN MÔI TRƯỜNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA MINH TÂN

  • VPGD: 250/16, Đường Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
  • Nhà máy nước tinh khiết: Bạch Hạ, Phú Xuyên Hà Nội
  • Chi nhánh miền Nam: 99B Cộng Hòa, P.4, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline miền Bắc: 0989 606 246
  • Email: nuoccateta@gmail.com
  • Hotline miền Nam: 0998 293 1881
  • Email: thaithanh@nuoccat.vn
  • Website: https://nuoccat.vn/
  • Công Ty TNHH CN Môi Trường Và Tự Động Hóa Minh Tân

    VPGD: Ngách 250/16, Đường Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội

    Nhà máy: Bạch Hạ, Phú Xuyên Hà Nội

    Chi nhánh Miền Nam: Số 30 đường Tân thới nhất 02. Phường Tân thới nhất, Quận 12. Tp HCM

    Hotline miền Bắc: 0989 606 246

    Email: nuoccateta@gmail.com

    Hotline Miền Nam: 098 293 1881

    Email: thaithanh@nuoccat.vn

    Website: nuoccat.vn