Oxit bazơ là gì? Những tính chất đặc trưng của oxit bazơ

Trong hóa học mỗi chất đều có các tính chất và khái niệm riêng cũng như các đặc trưng riêng. Vậy oxit bazơ là gì và chúng có gì đặc biệt? Không để các bạn phải đợi lâu chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé.

Khái niệm về oxit bazơ

Oxit bazơ là gì – chúng ta có thể hiểu đơn giản oxit bazơ là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxy và sẽ có bazơ tương ứng. Ngoài ra, các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm như Na, K, Li…và kim loại kiềm thổ có thể kể đến như Ba, Ca, Mg… ngoại trừ Be.

  Oxit bazơ là gì?

Oxit bazơ là gì?

Phân loại oxit bazơ:

  • Oxit bazơ tan được trong nước là oxit bazơ của các bazơ kiềm hoặc bazơ kiềm thổ
  • Oxit bazơ không tan trong nước là oxit bazơ của các kim loại còn lại phải kể đến như Fe, Cu… và các oxit khác kiềm.

Ngoài ra, oxit bazơ còn được chia ra oxit lưỡng tính và oxit  trung tính:

  • Oxit lưỡng tính là những oxit có tác dụng với các dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ sản phẩm tạo thành là muối và nước. Ví dụ một số oxit như Al2O3, ZnO…
  • Oxit trung tính là những oxit mà không phản ứng với nước để tạo ra axit hay bazơ cũng như không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối. Ví dụ một số oxit như CO, NO…

Trên đây là khái niệm về oxit bazơ là gì cũng như các phân loại oxit bazơ mà chúng ta  thường gặp để hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng tìm hiểu về các tính chất của oxit bazơ nhé!

Thí nghiệm với oxit bazơ

Thí nghiệm với oxit bazơ

Tính chất hóa học đặc trưng của oxit bazơ là gì

Ngoài khái niệm oxit bazơ là gì thì các tính chất hoá học của chúng cũng rất quan trọng vì được sử dụng nhiều trong học tập và nghiên cứu. Vậy những oxit bazơ se có tính chất như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ngay.

Oxit bazơ tác dụng với nước

Không phải oxit bazơ nào cũng có khả năng tác dụng được với nước. Vì thế chỉ có những  oxit bazơ của các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ mới tác dụng được với nước mà thôi. Những oxit bazơ tác dụng với nước tiêu biểu là: K2O, Na2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, SrO…

Phương trình hóa học chung của oxit bazơ khi tác dụng với nước như sau:

Oxit bazơ + H2O → Bazơ (hay R2On + nH2O → 2R(OH)n)

Trong đó: n là hóa trị và R là kim loại kiềm

R(OH)n được hiểu đây là một chất tan trong nước, dung dịch thu được  là dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm dung dịch bazơ tan. Thông thường các dung dịch bazơ này sẽ làm cho giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh đồng thời cũng làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng. Đây có thể nói là một trong những cách để nhận biết oxit bazơ.

VD:

  • CaO + H2O -> Ca(OH)2
  • Na2O + H2O -> 2NaOH
  • MgO + H2O -> Mg(OH)2

Oxit bazơ tác dụng với nước

Oxit bazơ tác dụng với nước

Oxit bazơ phản ứng với dung dịch axit

Không như phản ứng với nước ngược lại hầu hết các oxit bazơ đều tác dụng với axit để tạo thành muối và nước.

Phương trình phản ứng như sau:

  • Oxit bazơ + axit → Muối + H2O

Ví dụ phương trình phản ứng như sau:

  • BaO + 2HCl -> BaCl2 + H2O
  • Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe(SO4)3 + H2O

Oxit bazơ phản ứng với oxit axit

Đối với oxit axit thì một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit để tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước hay chính là có thể hoà tan được trong nước.

Phương trình hóa học sẽ có dạng như sau:

  • Oxit bazơ + oxit axit -> Muối

Ví dụ phương trình phản ứng sau:

  • MgO + CO2 → MgCO3
  • CaO + CO2 -> CaCO3
  • BaO + SO4 -> BaSO3

Trên đây là những tính chất đặc trưng và rất quan trọng của oxit bazơ mà chúng ta cần biết và hiểu được các tính chất cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn oxit bazơ là gì.

Cách đọc tên oxit bazơ

Bạn đã hiểu được khái niệm oxit bazơ là gì rồi vậy bạn đã biết được cách đọc tên của  những oxit bazơ này chưa, nếu chưa hãy  cùng tham khảo cách đọc tên dưới đây nhé.

Đối với oxit nói chúng thì cách gọi tên oxit bazơ và oxit axit cơ bản là khác nhau, cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu cách đọc tên của oxit bazơ như sau: Tên của oxit bazơ sẽ được đọc là “tên của kim loại (kèm theo hóa trị) + “oxit””.

Ví dụ một số oxit bazơ say đây:

  • Al2O3 gọi là Nhôm oxit
  • SO3 gọi là Lưu huỳnh trioxit
  • Fe2O3 gọi là Sắt III Oxit
  • P2O3 gọi là điphotpho trioxit.

Các bài tập phổ biến về oxit bazơ

Các bài tập phổ biến về oxit bazơ

Giúp bạn hiểu rõ hơn oxit bazơ là gì chúng ta cùng xem một số dạng bài hay gặp sau đây:

Bài 1: Xác định công thức của oxit bazơ

  • Bước 1: Gọi tên công thức oxit bazơ cần tìm dựa vào kim loại mà đề bài đã cho, hoặc có thể đề bài chưa cho biết kim loại.
  • Bước 2: Thực hiện tính toán các số liệu liên quan mà đề bài cho.
  • Bước 3: Dựa vào kết quả thu được để có thể viết phương trình hóa học.
  • Bước 4: Cuối cùng là lập phương trình hóa học dựa vào kết quả có được

Ví dụ: Cho 4,48 gam một oxit của kim loại hóa trị II tác dụng hết với 7,84g H2SO4.Xác định công thức của oxit trên.

Giải:

Giả sử oxit cần tìm là MO (vì kim loại có hoá trị II)

Ta có: n(H2SO4)= 0,08 mol, n(MO) = 4,48 /(M + 16)

Ta có phương trình hóa học:

MO + H2SO4 -> MSO4 + H2O

Theo đề bài ta có: 4,48/(M + 16) = 0,08 mol

Suy ra: 4,48/( M + 16) = 0,08 => M = 40

Như vậy Ca là kim loại ta vừa tìm được và oxit cần tìm là CaO.

Bài 2: Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit

Oxit bazơ + dd H2SO4(loãng) → Muối sunfat  + H2O

Để có thể giải d được bài tập này bạn cần viết được đúng PTHH, tính được số mol mà đề bài đã  cho và áp dụng để giải bài.

Bài 3: Oxit bazơ tác dụng với dung dịch kiềm

Cũng như với dd axit các bài tập với dd kiềm bạn cũng cần viết được PTPƯ, tính được số mol và áp dụng đúng công thức để giải bài tập.

Đó là 3 dạng bài thường hay gặp nhất đến đây mong rằng bạn đã  hiểu rõ về oxit bazơ là gì và biết cách áp dụng vào các dạng bài tập quan trọng như trên.

Tổng kết

Như vậy chúng tôi vừa đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề oxit bazơ là gì có lẽ qua bài viết bạn đã giải đáp được những băn khoăn và thắc mắc của mình. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích và muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin, kiến thức hay các chủ đề khác nhau thì hãy truy cập vào ngay website của chúng tôi nuoccat.vn.

  • Công Ty TNHH CN Môi Trường Và Tự Động Hóa Minh Tân

    VPGD: Ngách 250/16, Đường Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội

    Nhà máy: Bạch Hạ, Phú Xuyên Hà Nội

    Chi nhánh Miền Nam: Số 30 đường Tân thới nhất 02. Phường Tân thới nhất, Quận 12. Tp HCM

    Hotline miền Bắc: 0989 606 246

    Email: nuoccateta@gmail.com

    Hotline Miền Nam: 098 293 1881

    Email: thaithanh@nuoccat.vn

    Website: nuoccat.vn