Hướng Dẫn Cách Làm Nước Cất Đạt Tiêu Chuẩn
Chắc hẳn bạn đã nghe về nước cất bởi đây là loại nước tương đối phổ biến hiện nay. Vậy cách làm nước cất như thế nào đảm bảo tiêu chuẩn? Hãy cùng khám phá ngay để giải đáp thắc mắc này.
Menu
Nước cất có vai trò gì?
Có thể nhiều người nghĩ rằng cách làm nước cất đơn giản. Đó chỉ là việc đun sôi nước và thu lại hơi nước, ngưng tụ và cho vào bình chứa. Tuy nhiên, đó chỉ là rút gọn cho toàn bộ quá trình kỳ công và phức tạp. Cần những thiết bị chuyên dụng cỡ lớn để có thể sản xuất và đáp ứng số lượng lớn nước cất cho người tiêu dùng.
Nước cất đóng vai trò quan trọng và được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Nước cất là nước không chứa tạp chất, thường được gọi với cái tên nước nguyên chất hoặc nước siêu tinh khiết. Loại nước này đã được loại bỏ hầu hết các tạp chất, đảm bảo giúp đáp ứng nhu cầu người dùng, cung cấp sản xuất trong lĩnh vực y tế.
Nước cất được dùng để thực hiện pha chế hóa chất. Trong công nghiệp, đôi khi để sử dụng hóa chất cần phải pha loãng hóa chất đó rồi có đem đi thực hiện các công đoạn tiếp theo. Nước cất nguyên chất là dung môi thích hợp để các chất không gây ra phản ứng phụ. Nước cất cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng để rửa các máy công nghiệp, công suất cao, cần độ chính xác lớn. Hoặc để làm sạch các linh kiện nhỏ và cần đảm bảo độ chính xác cao. Nước cất dùng cho châm ắc quy cũng rất tốt, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng bình ắc quy.
Tiêu chuẩn quá trình chưng cất nước
Để biết thêm về cách làm nước cất, bạn cần hiểu về các tiêu chuẩn nước cất. Tiêu chuẩn nước cất được quy định bởi TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987). Trong đó quy định về hàm lượng tiêu chuẩn các yêu cầu trong nước cất.
Hàm lượng tiêu chuẩn nước cất cần thoả mãn các yêu cầu sau đây.
Nước cất loại 1 (được chưng cất 3 lần)
- Độ dẫn điện nước cất loại 1 ở 25 độ C không lớn hơn 0,01 mS/m.
- Hàm lượng cặn sau khi bay hơi ở 110 độ C không lớn hơn 0,001ɛ (Đơn vị hấp thụ mol).
- Hàm lượng Silic Dioxit không lớn hơn 0,01 mg/l.
Nước cất loại 2 đảm bảo tiêu chuẩn
- Nước cất loại 2 có độ dẫn điện không lớn hơn 0,1 mS/m khi ở nhiệt độ 25 độ C.
- Hàm lượng chất oxy hóa không lớn hơn 0,08 mg/l.
- Độ hấp thụ không lớn hơn 0,01 khi ở 254nm và chiều dày 1cm.
- Hàm lượng cặn sau khi bay hơi không lớn hơn 1mg/kg (ở nhiệt độ 110 độ C).
- Hàm lượng SiO2 không lớn hơn 0,02 mg/l.
Tiêu chuẩn nước cất loại 3
Nước cất loại 3 hay nước cất 1 lần được làm với tiêu chuẩn:
- Độ pH từ 5-7.5 (ở nhiệt độ 25 độ C).
- Độ dẫn điện không lớn hơn 0,5 mS/m.
- Hàm lượng oxy hóa nhỏ hơn hoặc bằng 0,4 mg/l.
- Hàm lượng cặn sau khi bay hơi hởi 110 độ C không lớn hơn 2 mg/kg.
Quy trình chưng cất nước đạt tiêu chuẩn
Quy trình chưng cất nước thế nào để đảm bảo chất lượng? Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp về cách chưng cất nước, đừng bỏ lỡ những thông tin được bật mí dưới đây. Hướng dẫn cách làm nước cất với 4 bước quy trình giúp doanh nghiệp tạo nên nước cất đảm bảo chất lượng.
Bước 1: Thực hiện xử lý nguồn nước, lấy nước tinh khiết
Khi sử dụng nước tinh khiết cho quá trình chưng cất nước sẽ giúp đảm bảo thu được nước cất an toàn. Thông thường, nước dùng để làm nước cất được lọc qua RO để loại bỏ các vi khuẩn virus và các chất cặn bẩn. Sau đó sử dụng để chưng cất sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Bước 2: Tiến hành chưng cất
Cách làm nước cất là sử dụng nước đã được lọc tinh khiết để đun sôi và ngưng tụ hơi nước. Do đó, khi tiến hành chưng cất nước cần để nước vào nồi đun trong hệ thống máy làm nước cất. Các máy này được thiết kế có ngăn để nước và đun sôi, đường ống dẫn và bình chứa nước. Chưng cất 1 lần, 2 lần hoặc 3 lần tùy theo nhu cầu.
Bước 3: Kiểm định chất lượng và diệt khuẩn
Nước cất thu được cần được kiểm định để đảm bảo độ an toàn. Nước sau khi chưng cất sẽ được sục khí ozon và dùng đèn cực tím để loại bỏ hết khi trong nước, diệt khuẩn. Đảm bảo an toàn vệ sinh và các yêu cầu tiêu chuẩn nước cất. Nếu nước cất không đạt tiêu chuẩn sẽ được loại bỏ và không cho vào cùng lô.
Bước 4: Đóng can trong các can/bình đạt chất lượng
Cách làm nước cất tuy đơn giản nhưng cần đảm bảo tính an toàn, và độ sạch sẽ rất cao. Các can, bình để chứa nước cất sau khi thu được cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời cần dán nhãn để kiểm soát chất lượng tốt nhất.
Một số lưu ý đối với cách làm nước cất các loại
Nước cất loại 1 và loại 2 khó đo đọc độ pH bởi nước có độ tinh khiết cao.
Nước cất loại 1 và loại 2 có giá trị dẫn điện tùy thuộc vào quy trình khi điều chế nước cất. Nước cất có thể bị tái nhiễm bẩn bởi Carbon không khí. Do đó, không thể kiểm soát được độ dẫn điện riêng thay đổi.
Chất cặn bay hơi của nước loại 1 khó được quy định bởi mức nước tinh khiết và khó có thể xác định được.
Dù được thử với các phép thử nào thì tiêu chuẩn cách làm nước cất vẫn cần đảm bảo:
- Nước cất siêu tinh khiết và không chứa tạo chất.
- Nước cất không còn khi trùng, vi khuẩn.
- Nước cất bị loại bỏ hết Clo dư.
- Nước cất đáp ứng tiêu chuẩn được quy định bởi TCVN 4581-89 và Dược điển 4 về tiêu chuẩn nước tinh khiết.
- Đối với nước cất được sử dụng trong phòng thí nghiệm cần được chưng cất 2 lần và đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 4851-89 (ISO 3696-1987).
Chọn mua nước cất ở đâu?
Hiện nay, có nhiều đơn vị cung cấp nước cất trên thị trường. Tuy nhiên, để sử dụng nước cất chất lượng thì cần đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng nước cất với quy trình đảm bảo, uy tín. Cách làm nước cất của Minh Tân ETA với quy trình bài bản, máy móc hiện đại và đội ngũ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nhận được sản phẩm chất lượng.
Minh Tân ETA tự hào là đơn vị hàng đầu chuyên sản xuất và phân phối nước cất các loại. Nước cất 1 lần, nước cất 2 lần, 3 lần được đảm bảo sẽ giúp quý khách hàng an tâm hơn khi sử dụng.