Dung môi có độc hại không?【Tư Vấn GIẢI ĐÁP】
Dung môi là một chất không còn xa lạ với nhiều người đặc biệt là những ai làm việc trong phòng thí nghiệm nghiên cứu hóa học hay phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Chúng được sử dụng với mục đích chính là pha loãng các hóa chất khác để thực hiện thí nghiệm. Vậy dung môi có độc hại không và chúng gây nguy hiểm như thế nào?
Menu
Dung môi là gì?
Dung môi là gì?
Để hiểu được về dung môi có độc hại không chúng ta cần tìm hiểu khái quát về dung môi là gì? Dung môi là loại một chất lỏng, chất rắn hoặc khí được sử dụng với mục đích hòa tan một chất tan rắn, chất lỏng hoặc khí và hình thành nên một dung dịch có thể hòa tan trong một thể tích dung môi nhất định, tại một điều kiện nhiệt độ và áp suất cụ thể.
Hiện nay, trong cuộc sống loại dung môi được sử dụng chủ yếu là dung môi hữu cơ. Ví dụ như dung môi tetrachlorethylene trong công tác làm sạch khô, toluene, nhựa thông làm chất pha loãng sơn,…Còn đối với các dung môi vô cơ, ngoại trừ nước thì người ta chỉ sử dụng giới hạn trong một số nghiên cứu hóa học hoặc một số quy trình công nghệ đặc biệt mà thôi.
Đó là khái niệm về dung môi đây cũng là điều bạn cần phải hiểu trước khi tìm hiểu về vấn đề dung môi có độc hại không.
Một số loại dung môi được sử dụng phổ biến hiện nay
Các loại dung môi
Không thể khẳng định chung là dung môi độc hay không độc. Bởi dung môi có nhiều loại khác nhau chúng ta có thể tìm hiểu để làm rõ vấn đề này:
Dung môi sử dụng công nghiệp
Dung môi được sử dụng trong công nghiệp là loại dung môi hữu cơ phổ biến có tính dễ bay hơi nên sẽ có nhiều khả năng gây những tác động có hại đến con người qua đường hô hấp. Một số loại dung môi hữu cơ được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến và có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người như: VOCs, Benzen, Toluen.
Dung môi phân loại theo hằng số điện môi
Phân loại theo hằng số điện môi, dung môi được chia thành 2 loại là dung môi phân cực và dung môi không phân cực. Có thể hiểu hằng số điện môi của dung môi chính là khả năng làm giảm sự tích điện nội bộ của chất tan.
Như vậy ta thấy có 2 loại phân dung môi chính và dung môi có độc hại không thì một số loại dung môi rất độc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Dung môi có những tính chất đặc trưng nào?
Các tính chất của dung môi
Dung môi cũng như các chất hóa học khác đều có những tính chất riêng. Hiểu được các tính chất sẽ giúp ta hiểu hơn về dung môi và dung môi có độc hại không.
Với các dung môi hữu cơ có tính lipophilic cao sẽ cho phép chúng hòa tan dầu, chất béo, nhựa cây, cao su,…. Hơi của dung môi và không khí khi hòa lẫn vào nhau có thể sẽ gây phát nổ. Hơn nữa, hơi dung môi nặng hơn không khí nên sẽ bị chìm xuống dưới và có thể di chuyển được một khoảng cách khá lớn mà gần như không bị pha loãng.
Sự hình thành peroxide (hay còn gọi là oxy già) dễ nổ, các Ete như ete diethyl và tetrahudrofuran (THF) đều có khả năng hình thành các peroxide hữu cơ nên nhìn chung chúng rất dễ phát nổ khi được tiếp xúc với oxy và ánh sáng. Trong đó chất THF có khả năng tạo ra peroxide cao hơn ete diethyl.
Dung môi mang lại lợi ích gì trong cuộc sống hàng ngày
Dung môi trong pha chế sơn
Dung môi có độc hại không – không thể phủ nhận là dung môi không độc tuy nhiên nó lại mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống.
Với ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, dung môi là một loại hóa chất rất quan trọng và được sử dụng phổ biến hiện nay như acetone, butyl acetate, cồn công nghiệp, methanol, toluene và iso propyl alcohol – IPA… Đây là những dung môi tồn tại ở dạng lỏng, màu trong suốt, không có mùi hoặc có thể có mùi đặc trưng hay thơm nhẹ.
Trong ngành sản xuất sơn: có tác dụng để ổn định nhựa và bột màu tồn tại ở dạng lỏng. Thông thường, trong các loại sơn, dung môi có thể chiếm đến 40-50% tổng khối lượng sơn.
Trong lĩnh vực mỹ phẩm: một số loại dung môi giúp làm tan các thành phần trong nhiều loại mỹ phẩm đặc biệt như kem dưỡng da, bột, kem cạo râu,… và đồng thời cho phép chúng hoạt hiệu quả.
Dung môi sử dụng trong sản xuất mực in.
Trong lĩnh vực dược phẩm, y tế, sản xuất thuốc,…
Dung môi sử dụng trong sản phẩm làm sạch.
Dung môi trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
Dung môi có độc hại và nguy hiểm không?
Dung môi methanol
Dung môi có độc hại không – mặc dù có thể thấy dung môi là sản phẩm đem lại rất nhiều lợi ích nhưng vì là một chất rất dễ bay hơi nên khi hít phải dung môi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Một số loại dung môi được sử dụng phổ biến hiện nay là:
VOCs: là tên gọi chung của những chất lỏng, rắn có chứa cacbon hữu cơ rất dễ bay hơi. Chúng thường gây độc cấp tính như chóng mặt, nôn, co giật, ngạt thở, viêm phổi,…
Benzen: dễ xâm nhập vào cơ thể qua da, phổi và sau khoảng nửa giờ, 75 – 90% độc tố sẽ bị đào thải ra ngoài. Phần còn lại sẽ từ từ bài tiết ra ngoài một cách chậm chạp gây xuất huyết bên trong cơ thể. Nếu nhiễm độc benzen nhiều thậm chí còn gây tử vong.
Toluen: Chỉ cần với một lượng nhỏ toluen, khoảng 1/1000 đã có thể khiến cho người nhiễm bị mất thăng bằng, gây đau đầu, còn với nồng độ cao sẽ gây ảo giác, choáng, thậm chí ngất xỉu.
Diethyl ether, chloroform và một số loại dung môi khác có nguồn gốc từ xăng hoặc keo dán được sử dụng phổ biến trong trò “hít keo”. Nếu tiếp tục duy trì sử dụng lâu dài nó có thể gây ra nhiễm độc thần kinh hoặc dẫn đến ung thư.
Methanol là chất dung môi rất độc có thể gây mù vĩnh viễn hoặc thậm chí là gây tử vong.
Vậy theo các bạn dung môi có độc hại không có lẽ câu trả lời đã quá rõ ràng rồi đúng không nào.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về dung môi có độc hại không hy vong qua bài viết mà nuoccat.vn đem đến đã giúp cho các bạn có được những thông tin hữu ích và thú vị trong cuộc sống.