Nước cất là chất tinh khiết có đúng không?【Giải Đáp】

Cùng khám phá xem liệu rằng nước cất là chất tinh khiết đúng hay sai và chúng thường được sử dụng để làm gì qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé! Mời tham khảo!

Nước cất là chất tinh khiết có phải là nhận định đúng hay không? Đây có lẽ là điều mà khá nhiều người đang băn khoăn khi nhắc tới loại nước này. Bởi trong suy nghĩ của nhiều người, nước cất được tạo thành từ quá trình chưng cất rất cẩn thận nên mặc định nó là một chất tinh khiết. Liệu rằng đây có phải nhận định chính xác không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về loại nước này ngay sau đây.

Khái niệm về nước cất và chất tinh khiết

Trước khi xác định xem nước cất là chất tinh khiết có đúng hay không, chúng ta cần phải hiểu nước cất là gì và chất tinh khiết là gì.

Nước cất

Nước cất

Nước cất là nước được tạo ra bằng cách chưng cất và không có chứa các tập chất hữu cơ, vô cơ. Loại nước này thường được dùng trong lĩnh vực y tế để pha chế thuốc tiêm, làm thuốc ống, thuốc biệt dược, rửa vết thương và các dụng cụ y tế… Ngoài ra nước cất cũng được dùng trong phòng thí nghiệm với mục đích rửa dụng cụ và pha chế hóa chất.

Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm mua nước cất ở các nhà thuốc. Chúng được đóng chai rất gọn gàng. Ngoài ra bạn cũng có thể tự điều chế tại nhà bằng cách chưng cất, ngưng tụ nước lã ở trong môi trường lạnh.

Chất tinh khiết

Chất tinh khiết là chất không chữa các chất khác, chỉ có duy nhất một nguyên tố hoặc một hợp chất, không chứa bất kỳ một nguyên tố hoặc hợp chất nào khác. Tính chất nhất quán và không bị thay đổi.

Chất tinh khiết sẽ được cấu thành từ một loại nguyên tử hoặc phân tử nào đó. Chẳng hạn như: Hydro, sắt nguyên chất…

Khi hòa trộn hai chất tinh khiết vào với nhau chúng ta sẽ được một hỗn hợp đồng nhất hoặc không. Chẳng hạn như nước khoảng hoặc nước mưa… Muốn tách chúng ra thì cần phải sử dụng các phương pháp lọc chiết, bay hơi chưng cất…

Chất tinh khiết

Nước cất là chất tinh khiết có đúng không?

Dựa trên hai khái niệm đã nêu ở trên, có thể khẳng định, nước là chất tinh khiết. Bởi nó không chứa bất cứ một tạp chất nào cả. Nước cất vì thế còn được gọi là nước tinh khiết.

Nước cất có những loại nào?

Nước cất là chất tinh khiết nhưng chúng cũng được chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào số lần chưng cất, cụ thể như sau:

Ngoài ra ta cũng có thể phân loại nước cất theo thành phần lý hóa của chúng như: TDS, độ dẫn điện,… để xác định chính xác xem nước cất nào đạt chuẩn.

Nước cất có những loại nào?

Nước cất có những lợi ích và công dụng gì?

Như đã chia sẻ ở ngay phần đầu của bài viết, nước cất hiện nay được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế và thí nghiệm. Đây chính là những ưu điểm và côn dụng của loại nước này.

Nước cất không độc

Nước cất chính là kết quả của nhiều công đoạn chưng cất rắc rối, phức tạp mới tạo thành. Vậy nên nó không chứa hóa chất, cũng không có tồn dư thuốc trừ sâu hay diệt cỏ… Rất an toàn cho sức khỏe người dùng, không đáng ngại như nước máy thông thường.

Nước cất không có vi khuẩn, vi trùng gây bệnh

Nước cất không có vi khuẩn, vi trùng gây bệnh

Hiện nay nước máy được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tuy loại nước này được giới hạn chế mức độ virus, vi khuẩn ở mức cho phép nhưng nó vẫn có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Thế nhưng, đối với nước cất, bạn không cần phải lo ngại những vấn đề như vậy. Bởi nước cất đã loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn và các virus gây hại cho sức khỏe con người rồi.

Nước cất không chứa Clo

Clo hiện nay được sử dụng làm chất khử cho nước uống, có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh dịch qua nguồn nước. Thế nhưng Clo lại có những phản ứng nhất định với các hợp chất có trong nước máy, sản sinh ra DBP một chất có thể gây hại tới sức khỏe con người. Đồng thời, nước được khử bằng Clo cũng có mùi khá hắc và khó chịu.

Tuy nhiên, với nước cất bạn có thể an tâm rằng trong nước không có một chút Clo nào cả, nước không màu không mùi và cũng không có vị.

Nước cất thường được dùng để làm gì?

Nước cất thường được dùng để làm gì?

Nước cất là chất tinh khiết nên chúng được sử dụng nhiều trong quá trình làm thí nghiệm, phục vụ sản xuất công nghiệp, y tế và cả đời sống nữa.

Trong y tế

Nước cất trong y tế thường được dùng để rửa vết thương, rửa các dụng cụ y tế, dùng để uống và một số trường hợp dùng để pha chế thuốc. Bên cạnh đó, nước cất còn được dùng cho máy xét nghiệm, phân tích để cho ra kết quả chính xác.

Trong sản xuất công nghiệp

Trong hoạt động sản xuất công nghiệp, nước cất được dùng để làm mát máy, châm nước cho bình ắc quy, rửa linh kiện ô tô, xe máy… Và đặc biệt được sử dụng nhiều trong các nhà máy CNC, cơ khí chính xác, chuyên sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch, công nghệ cao…

Trong cuộc sống hàng ngày

Nước cất là chất tinh khiết nên nó cũng được sử dụng như một loại nước để giải khát hoặc dùng trong nấu ăn, điều chế các sản phẩm làm đẹp, chống lão hóa… khá phổ biến.

Làm thế nào để có được nước cất?

Làm thế nào để có được nước cất?

Nước cất là chất tinh khiết không hề khó kiếm. Nó chính là nước tinh khiết mà bạn vẫn thấy các đơn vị sản xuất nước uống hay quảng cáo trên báo chí truyền hình. Bạn có thể tìm mua nước này ở bất cứ đâu. Tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên mà phải mua từng chai thì cũng khá tốn kém.

Hiện nay công nghệ lọc nước ngày càng phát triển, các hãng máy lọc nước đã nghiên cứu ra công nghệ lọc nước RO thông minh giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, vi khuẩn có trong nước nước. Nước được tạo ra từ những chiếc máy thông minh này chính là nước tinh khiết và bạn có thể uống trực tiếp được vào người.

Lời Kết

Tới đây có thể khẳng định một điều nước cất là chất tinh khiết và được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Tuy nhiên, để có được chất tinh khiết tốt nhất, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất thì cần phải chưng cất nước qua nhiều lần mới đem lại hiệu quả cao.

  • Công Ty TNHH CN Môi Trường Và Tự Động Hóa Minh Tân

    VPGD: Ngách 250/16, Đường Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội

    Nhà máy: Bạch Hạ, Phú Xuyên Hà Nội

    Chi nhánh Miền Nam: Số 30 đường Tân thới nhất 02. Phường Tân thới nhất, Quận 12. Tp HCM

    Hotline miền Bắc: 0989 606 246

    Email: nuoccateta@gmail.com

    Hotline Miền Nam: 098 293 1881

    Email: thaithanh@nuoccat.vn

    Website: nuoccat.vn