Phi kim là gì? Các phi kim nào phổ biến thường gặp
Trong hóa học, chúng ta không còn xa lạ gì với cái tên phi kim. Đó là nguyên tố hóa học mà trong đó tính kim loại không phải là ưu thế của những nguyên tố này. Phi kim tồn tại ở trạng thái vật chất rất đa dạng. Vậy phi kim là gì, tính chất của chúng như thế nào và các phi kim nào chúng ta thường gặp?
- Axit Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Axit
- Chitin Là Gì? Đặc Điểm, Tính Chất Và Vai Trò Của Chitin
- Oxit Axit Là Gì? Định Nghĩa, Tính Chất Đặc Trưng
Menu
Khái quát về phi kim là gì?
Phi kim là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã từng đặt câu hỏi phi kim là gì. Phi kim là những nguyên tố hoá học nằm phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học, chúng thường tồn tại ở dạng phân tử. Đây là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron, ngoại từ chất hidro. Đa số các phi kim đều không dẫn điện, ngoài ra một số nguyên tố có sự biến tính chẳng hạn như cacbon.
Phi kim là gì phi kim là tên gọi của các nguyên tố hoá học không có thuộc tính của kim loại và đây là các loại phi kim loại thường gặp: C, O, H, S, P, N, Cl, Br, I, … Đó là những điều khái quát nhất cho câu hỏi phi kim là gì mà chúng ta đang tìm hiểu.
Tính chất của phi kim loại
Tính chất của phi kim
Tìm hiểu về phi kim là gì, với hoá học dù kim loại hay phi kim đều có những tính chất vật lý và tính chất hóa học riêng thể hiện sự đặc trưng của nhóm nguyên tố đó. Dưới đây là các tính chất của phi kim.
Tính chất vật lý của phi kim:
Một số tính chất vật lý nổi bật đáng chú ý của phi kim gồm:
+ Trạng thái tồn tại: khi ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở cả 3 trạng thái là rắn (như P, C, S…), lỏng (như B) và khí (H, O, N…).
+ Khả năng dẫn điện: phần lớn hầu hết các nguyên tố của phi kim không dẫn điện.
+ Khả năng dẫn nhiệt: các nguyên tố thuộc phi kim không dẫn nhiệt.
+ Nhiệt độ nóng chảy: các nguyên tố phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
+ Tính độc: các nguyên tố phi kim như brom, clo, lưu huỳnh… là chất rất độc hại.
Tính chất hóa học:
Tính chất hoá học là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp chúng ta hiểu rõ hơn phi kim là gì. Các tính chất hóa học chung của phi kim cụ thể như sau:
Phi kim tác dụng kim loại
Nhiều phi kim tác dụng với kim loại và tạo ra muối hoặc oxit.
– Với các phi kim tác dụng với kim loại để tạo thành muối như:
Fe (r) + S (r) → FeS (tạo ra chất rắn màu đen) (xúc tác, t°)
2 Na (r) + Cl2 (k) → 2NaCl (rắn màu trắng) (xúc tác, t°)
– O2 tác dụng với kim loại để tạo thành oxit:
4Fe (r) + 3O2 (k) → 2Fe2O3 (chất rắn màu đỏ) (xúc tác, t°)
Tác dụng Hydro
Các nguyên tố phi kim có khả năng tác dụng với H2 tạo thành hợp chất khí.
– O2 tác dụng với H2
Khi O2 tác dụng với khí H2 sẽ tạo thành hơi nước. Ta có phương trình hóa học như sau:
O2 (k) + 2H2 (k) → 2H2O (dạng hơi nước) (xúc tác, t°)
– Cl tác dụng với khí H2
Ta thực hiện thí nghiệm để chứng minh Cl có tác dụng với khí H2 bằng cách đưa H2 đang cháy vào lọ đựng khí Cl. Sau khi xảy ra phản ứng, ta cho một ít nước vào trong lọ rồi lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng ta thấy khí H2 cháy trong khí Cl và tạo thành khí không màu. Khí Clo ban đầu có màu vàng bị biến mất, dùng giấy quỳ tím thử xuất hiện màu đỏ. Như vậy khí clo đã phản ứng mạnh với H2 tạo thành khí HCl không màu. Đồng thời khí này sẽ tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohidric (HCl) làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
H2 (k) + Cl2 (k) → 2HCl (k) (xúc tác, t°)
Một số các nguyên tố khác như cacbon (C), Lưu huỳnh (S), Brom (Br2)… cũng có thể tác dụng với H2 như clo tạo thành hợp chất khí.
Nguyên tố oxy
Tác dụng với Oxi
Nhiều nguyên tố của phi kim có khả năng tác dụng với O2 và tạo thành oxit axit.
Ví dụ:
4P (r – đỏ) + 5O2 (k) → t2P2O5 (rắn – trắng) (xúc tác, t°)
S (r – vàng) + O2 (k) → tSO2 (khí – không màu) (xúc tác, t°)
Qua các tính chất vật lý và hóa học của phi kim đã giúp cho chúng ta ngày càng hiểu rõ được phi kim là gì cùng những đặc trưng của nhóm nguyên tố này.
Phi kim trong nghiên cứu
Sự khác biệt giữa kim loại và phi kim loại
Phi kim là gì, tại sao lại gọi là phi kim chúng có gì khác kim loại chúng ta cùng tìm hiểu ngay bây giờ.
Kim loại | Phi kim | |
Trạng thái tồn tại | Tồn tại ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng (ngoại trừ thuỷ ngân) | Tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng và khí |
Độ cứng | Các kim loại hầu hết đều rất cứng ngoại trừ Na | Các phi kim đều là dạng mềm, trừ cacbon |
Ánh kim | Kim loại thường có ánh kim, sáng bóng | không có ánh kim, trừ iốt |
Độ dẻo | Kim loại dẻo dễ uốn cong | Giòn và dễ vỡ |
Điện tích | Mang điện tích dương (+) | Mang điện tích âm (-) |
Mật độ | Kim loại có mật độ cao | Phi kim có mật độ thấp |
Qua tìm hiểu phi kim là gì chúng ta đã có sự so sánh sự khác nhau giữa phi kim và kim loại để thấy các đặc điểm riêng biệt của chúng.
Một số ứng dụng nổi bật của phi kim trong đời sống
Khí H2 với khinh khí cầu
Chúng ta đã hiểu được phi kim là gì, tính chất của phi kim cũng như sự khác nhau giữa kim loại và phi kim. Ngoài ra, nếu để ý bạn sẽ thấy phim kim được ứng dụng rất nhiều trong thực tế phải kể đến như:
Oxy: là chất đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự sống con người (hô hấp) hay còn được dùng để đốt nhiên liệu, làm bình oxy cho thợ lặn,…
Nitơ: chuyên dùng trong bảo quản thực phẩm, luyện kim,…
Clo: điều chế chất tẩy rửa như javen, điều chế nhựa,…
Lưu huỳnh: dùng để sản xuất thuốc súng, diêm, phân bón,…
Hidro: sử dụng phổ biến làm đèn xì, bơm khinh khí cầu, đặc biệt làm nhiên liệu cho tên lửa, động cơ ô tô,….
Đây là một số các chất phi kim được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp và sử dụng.
Kết
Qua bài viết nuoccat.vn đã giúp bạn tìm hiểu phi kim là gì cùng những kiến thức thú vị về phi kim. Chúng ta có thể thấy hoá học thật sự rất thú vị phải không nào và chúng cũng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống chúng ta.